5 MẪU NGƯỜI TUYỆT ĐỐI KHÔNG NÊN TIN TƯỞNG

Chìa khóa để nhận biết lòng người là nhìn vào cách đối nhân xử thế của họ, còn nhìn vào tính cách thì chưa hẳn là đúng. Đây không chỉ là cách kết bạn thông thường mà còn là cách để các quản lý có thể xác định, sử dụng và kiểm tra nhân tài.

  1. Thái độ của họ khi bạn nghèo1. Khi bạn có địa vị và giàu sang, nhiều người “cơm bưng nước rót”, “bắt quàng làm họ” với bạn. Nhưng khi bạn lỡ sa cơ thất thế, họ ngoảnh mặt làm ngơ.2. Một số người sẵn sàng chia sẻ hạnh phúc và thành công với bạn nhưng không sẵn lòng đồng cam cộng khổ. Khi gặp khó khăn cần cầu cạnh họ thì họ tự đắc kẻ cả, tắt máy, hay kiếm cớ kể khổ.3. Người có tính “tham phú phụ bần”, coi thường những người nghèo để kết thân với bạn giàu.Chỉ khi bạn rơi vào nghịch cảnh, bạn mới nhận ra ai là “bạn” và ai là “bè”. Loại “bè” này coi quan hệ là một hàng hóa, có lợi thì kết giao, không có lợi thì chuồn mau, không trọng tình trọng nghĩa, tuyệt đối không nên để ở bên cạnh.
  2. Thái độ của họ đối với tiền tài danh lợi1. Một số người có thể kiểm soát hành động lúc họ khổ cực, nhưng không thể kiểm soát hành vi khi họ giàu có.2. Có người khi nhặt được tiền sẽ tìm cách trả lại người mất, cũng có người đặt đồng tiền lên trên hạnh phúc, gia đình, tình bạn…, cái gì cũng dám làm.3. Người có tính trộm vặt, tiền nong khuất tất. Hao tổn vài đồng lẻ tuy không nhiều nhưng nhiều cái lẻ tẻ đó sẽ thành một đống đổ nát hổng lồ.Nếu buộc phải làm việc cùng những người như vậy, bạn phải hết sức cẩn trọng, không sẽ giống như nuôi ong tay áo, lâu dần sẽ trở nên rất nghiêm trọng.
  3. Thái độ của họ với cấp dưới1. Kính trên, đe dưới. Có những kẻ luôn tỏ ra tôn trọng cấp trên nhưng khi đối xử với người yếu thế hơn thì khinh thường, quát nạt.2. Hay nói xấu sau lưng, đặt điều, xét nét, và không lắng nghe ý kiến của cấp dưới.3. Khi việc tốt thì kể công, khi có việc xấu thì đổ lỗi.Người như vậy thực sự là một kẻ hợm hĩnh. Dù bạn từng là sếp của họ đi chăng nữa, một khi bạn lỡ sa lầy, họ sẽ đối xử với bạn như thái độ họ đối xử với cấp dưới.
  4. Thái độ của họ với cha mẹ và anh em1. Lòng hiếu thảo là cái gốc của lòng trung thành. Người có thành công đến mấy mà không làm trọn được chữ hiếu, không yêu thương anh em thì cũng không đáng theo.2. Vì lợi ích của mình mà bỏ rơi cha mẹ, vì hiếu thắng mà huynh đệ tương tàn, thì làm sao có thể mở rộng bàn tay thân thiện với bạn bè, nhân viên và mọi người?Để xem một người có đáng tin cậy, có phải là một nhà lãnh đạo giỏi hay không, trước tiên hãy xem họ đối xử với gia đình chính mình như thế nào.
  5. Thái độ của họ khi đối xử với ân nhân1. Phạm Lãi đánh giá Câu Tiễn: “Chim đã hết thì cung tốt phải cất, thỏ khôn đã chết thì chó săn bị nấu. Vua Việt là người cổ dài, miệng diều hâu có thể cùng lúc lo hoạn nạn, nhưng không thể cùng vui sướng với ông ta.” So với người chung được hạnh phúc không chung được khó khăn, kẻ chung được hoạn nạn mà không có lòng tri ân lúc thành công thì còn nguy hiểm hơn.2. Không ai có thể tự mình thành công mà không có người nào khác giúp sức, dù về vật chất hay tinh thần. Tri ân là điều cơ bản nhất của tình nghĩa. Kẻ không biết tri ân người khác thì nên tránh xa vạn dặm.